{{item.author}}
{{item.category}}
{{item.title}}
{{formatDateByInteger(item.date)}}
Naturia một tộc bài khá thú vị đã được ra mắt cách đây rất lâu và mới được Konami ban tặng những support cực kì mạnh mẽ cho deck. Tuy nhiên ở bài viết này chúng ta sẽ không cùng nhau đi tìm hiểu về lối chơi của deck mà là ta sẽ cùng nhau đi khám phá những sinh vật của khu rừng này.
Naturia được biết đến là một bộ bài mang trong mình hình ảnh của một khu rừng tự nhiên với những sinh vật được chia ra làm ba nhánh: Plant, Insect và Rock. Mỗi một lá bài mang trong mình những cái tên, hình dáng của một loài sinh vật. Không nói nhiều nữa, ta hãy cùng đến với những lá bài đầu tiên thôi nào.
Đến với sinh linh đầu tiên của chúng ta: Beetle. Có lẽ mỗi chúng ta đều nhận ra ngay lập tức nó là sinh vật gì với tên gọi và artwork rồi nhỉ. Đúng vậy, đó chính là loài bọ cánh cứng. Hiện nay bọ cánh cứng là nhóm côn trùng với số lượng loài lớn nhất được biết đến, Khoảng 40% côn trùng được mô tả là bọ cánh cứng ngày càng nhiều loài mới được khám phá. Chúng là một loài đa thực, chúng hút nhựa cây để sống, một vài loài có thể ăn thực vật và cũng có thể ăn động vật, đôi khi là cả một số loài côn trùng nhỏ cũng làm mồi cho chúng. Một loài sinh vật mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu ở trên mặt đất hay là ở những vùng nước ngọt, từ những cánh rừng cho đến đồng cỏ, từ vùng sa mạc đến các đài nguyên
Stag Beetle của chúng ta chính là loài bọ kẹp kìm một loài thuộc bộ bọ cánh cứng. Bọ kẹp kìm được biết đến với đặc điểm là hai chiếc sừng lớn trên đầu có màu đỏ đặc trưng. Đặc biệt, đây là một loài có giá trị cực kì cao, chúng có giá lên tới gần 2 tỷ VND một con. Nguyên nhân cho cái giá đắt đỏ này có lẽ vì sự sụt giảm mạnh về số lượng cá thể và dần trở nên hiếm có nên nó càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết.
Hãy cùng đến với “quý cô” của chúng ta nào LadyBug. Bọ rùa được phát hiện vào năm 1807, tính tới thời điểm hiện tại bọ rùa có tới trên 6000 loài khác nhau đã được mô tả, phân bố rộng khắp trên toàn thế giới, đặc biệt phong phú ở các vùng nhiệt đới. Vào mùa đông, bọ rùa thường trú ẩn trong những góc kín đáo, khuất gió và ngủ đông. Đến mùa xuân, thời tiết ấm áp, chúng mới thức dậy. Đây cũng là mùa rệp sinh sản và phá hoại cây trồng, và bọ rùa sẽ tiêu diệt chúng giúp những người nông dân.
Tiếp đến trong danh sách của chúng ta là Antjaw-kiến bẫy hàm. Cá nhân mình thì mình không hiểu sao người thiết kế của Konami lại đặt tên như vậy. Cái hàm của loài này đâu, cái hàm to tổ chảng kia đâu, và sao art lại có cả cánh chứ? Trông giống loài kiến cánh hơn mà. Kiến bẫy hàm còn có một tên gọi khác là kiến tên lửa, lí do cho tên gọi này là vì hàm của chúng có thể mở ra 180o sau đó gập lại một tốc độ cực nhanh và với lực cắn cực mạnh để bắt con mồi.
Cùng nhau tiến tới loài số 5 trong danh sách ngày hôm nay nào. Mình khá chắc mọi người tự hỏi sao ảnh con nhện nó lại thế kia. Được rồi mình sợ cái giống loài gớm ghiếc này. Một sinh vật 8 chân, 8 mắt, lắm lông bò lồm ngồm ai mà không sợ cơ chứ. Hiện nay có đến hơn 450 loài nhện, trong số đó có 200 loài có độc gây nguy hại đến con người (đừng ông nào nghĩ rằng đi kiếm một con nhện và trở thành Spider Man Việt Nam đấy nhé).
Ta không thể nào phủ nhận những lợi ích mà loài sinh vật này mang lại. Chúng thường hay ăn các loài côn trùng nhỏ khác. Ta đều biết rằng chúng thường hay chăng tơ để bẫy con mồi, sử dụng sự rung động của tơ nhện để phát hiện miếng cơm. Tơ nhện rất dính nên các sinh vật côn trùng khác mà mắc vào thì còn cái nịt. Có lẽ chính tập tính này mà dòng effect của Spiderfang là việc ngăn cản không cho bản thân tấn công trừ khi đối thủ active card hay hay effect nhỉ.
Lá bài tiếp theo của chúng ta chính là Naturia Mantis-loài bọ ngựa. Hiện nay có tới 2000 loài bọ ngựa sống trên tòan thế giới. Một sinh vật đặc biệt với khả năng quay đầu tới 180o để quan sát con mồi, chưa kể đến đó là tầm nhìn 1,5m. Chúng hay lựa chọn những khu vực có màu sát với cơ thể nhất để ngụy trang hoàn hảo, sau đó dùng hai lưỡi đao để kết liễu con mồi. Ta có thể thấy rõ rằng ngay trên art của lá bài Naturia Mantis mang trên mình những đường vân của một chiếc lá, một sự ngụy trang hoàn hảo đấy chứ nhỉ.
Tiếp ngay sau đó là Naturia Horneedle. Khỏi phải bàn cãi gì rồi nhỉ đó chính là loài ong, một sinh vật mà chúng ta đều phải né tránh một cách cẩn thận mỗi khi bắt gặp. Đây là loài côn trùng có tổ chức xã hội rất cao bên cạnh kiến và mối. Chúng có tập tính sống theo bày đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non… và đều có sự phân công công việc rõ ràng. Hiện nay ong được chia làm hai nhóm chính là nhóm trơn và nhóm lông xù, ong có nhiều loài rất đa dạng, có một số loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,… Và với artwork ở trên thì mình nghĩ lá bài này là loài ong bắp cày
Naturia Stinkbug- loài bọ xít, cụ thể hơn ở đây là bọ xít xanh. Bọ xít xanh là một loại côn trùng chuyên gây hại trên nhóm cây trồng có múi như cam, quýt, bưởi... và ở cả cây lúa. Bọ xít trưởng thành có tập tính qua đông trong vỏ cây, tàn dư lá cây. Và ta có thể thấy ngay trên art của lá bài Stinkbug của chúng ta đang ẩn nấp kĩ càng trong các tán cây. Mùa xuân đến, nhiệt độ ấm lên, chúng chui ra khỏi nơi ẩn nấp, phá hoại và đẻ trứng. Rất hợp rơ với cô nàng Ladybug của ta nhỉ.
Hãy cùng nhau đến với một loài đã đi sâu vào ca dao tục ngữ của Việt Nam ta nào: đó chính là loài chuồn chuồn-Dragonfly
Chắc hẳn ai trong chúng ta đã từng nghe đến hai câu:
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Việc thay đổi thời tiết sẽ làm thay đổi áp suất và độ ẩm không khí, đôi cánh của loài chuồn chuồn rất là mỏng và nhạy cảm. Không khí ẩm đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng trọng lượng của cánh đồng thời áp suất khí quyển lớn tác dụng vào cánh chuồn chuồn khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất. Thời điểm hiện tại có khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, ở Việt Nam là trên 500 loài. Phần lớn các loài chuồn chuồn là côn trùng có ích vì chúng ăn thịt nhiều loài sâu hại cây trồng và ruồi, muỗi.
Cơ mà có một điều mọi người vẫn hay hiểu nhầm. Đó là việc chuồn chuồn cắn rốn biết bơi, trên thực tế thì loài này nó đâu có kì diệu vậy đâu, cắn rốn mà biết bơi thì chắc loài nào cũng làm được quá ( đã có ông nào làm trò này chưa nhỉ)
Kế đến chính là Naturia Butterfly. Butterfly là một vị tuớng đi rừng có bộ chiêu thức đơn giản nhưng hiệu quả cao với khả năng sốc sát thương và hồi chiêu cực đỉnh… À có vẻ ta lạc đề rồi nhỉ. Đây là một sinh vật với một vẻ ngoài rực rỡ, màu mè đến đẹp nao lòng. Hiện tại bướm được chia làm hai nhóm chính: bướm ngày và bướm đêm. Cả hai nhóm đêm và ngày đều có cùng chung loại thức ăn. Đây là giống loài ăn các loài côn trùng nhỏ khác, chúng cũng thích các dịch ngọt và đôi khi là dịch mặn. Thi thoảng ta có thể thấy một số con bướm đậu trên người ta vì nó thích mồ hôi đấy (mặn thật sự).Bướm đêm chiếm phần lớn số chủng loại loài này, người ta ước lượng có khoảng 150.000 đến 250.000 loài bướm đêm khác nhau (gấp mười lần so với số lượng các loài bướm ngày).
Kế đến là một sinh vật mà ai trong chúng ta cũng phải nhăn nhó mỗi khi gặp: Muỗi. chắc là mình chả phải đi sâu vào loài sinh vật quá quen thuộc này rồi nhỉ. Anh em cứ cầm dép lên mà bép bép thôi. Đang mùa mưa bão ẩm thấp, gió rét anh em nhớ vệ sinh ao tù nước đọng và ăn ở sạch sẽ để phòng tránh các bệnh như: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não nhật bản,..
Tiếp đến là nhân vật xấu số trong Dế Mèn phiêu lưu kí: Dễ Trũi.Dế trũi thường sống trong một hệ thống hang dày đặc do hai chân trước của chúng nổi trội hơn cả nên đào đường hầm rất dễ dàng. Tuy nhiên vì hệ thống hang dày đặc, loài này lại thường hay đào trúng các dễ cây nằm ở dưới lòng đất, gây ra sự phá hoại mùa màng.
Kế đến chính là loài sinh vật gây ám ảnh mỗi người trong chúng ta ở thời học sinh: Ruồi giấm. Một loài sinh vật có vòng đời ngắn, đẻ nhiều, dễ nuôi trong môi trường nhân tạo. Ruồi giấm thường hay xuất hiện ở trái cây hoặc rau củ quả thối, khu vực thùng rác, chúng cũng dễ bị thu hút bởi các đồ có sự lên men. Và ...1 ruồi giấm 2n=8 con đực có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu AaBbDdXY giả thiết A,B,D nhận từ ruồi bố ; a,b,d nhận từ ruồi mẹ viết kí hiệu bộ nst có cùng nguồn gốc trong các tinh trùng của ruồi đực nói trên