{{item.author}}
{{item.category}}
{{item.title}}
{{formatDateByInteger(item.date)}}
Tất cả các Bystial monster của chúng ta đều có khả năng tự nhảy. Chúng cho phép ta banish 1 dark/light monster có trong mộ của hai bên để special summon, đồng thời mỗi lá bài sẽ có một effect riêng biệt kèm theo. Cùng tìm hiểu ngay thôi nào
The Bystial Lubellion
The Bystial Lubellion bên cạnh việc triệu hồi đặc biệt từ tay thì lá bài này còn mang lại cho ta khả năng trồi lại từ dưới mộ. Đây là một searcher chính của archetype khi mà nó cho phép ta discard chính bản thân để có thể lấy lên các Bystial từ trong deck. Không dừng lại ở đó lá bài này còn cho phép ta đặt thẳng một Branded continuous spell/trap từ trong deck lên trên sân face-up. Thường target chính của effect này chính là Branded Regained hoặc Branded Beast.
Bystial Druiswurm
Một lá bài khác đóng vai trò khá quan trọng với chúng ta. Một con hàng thường được sử dụng ở side deck đối với format hiện tại. Một lá bài được dùng để bào tài nguyên của đối thủ khi mà các Tearlament quan trọng đều là hệ dark. Bên cạnh đó là khi send từ field xuống ta có quyền send một quái thú của đối thủ xuống cùng với nó. Đồng quy vô tận à.
Bystial Magnamhut
Một Bystial cho phép ta lấy lên những dragon monster ở dưới mộ. Một cách tốt để tái chế các tài nguyên của ta, lấy lại các Bystial monster và banish mộ opp thôi nào.
Bystial Saronir
Bystial Saronir có vẻ là khá ngược lại so với các Bystial khác khi mà nó lại không moi hàng lên sân hay lên tay của ta mà thay vào đó là send xuống mộ. Ta có thể send The Bystial Lubellion hoặc The Bystial Alba Los (thực tế thì archetype này chạy engine gần như chả ai chơi nó cả) hoặc send Branded Regained, Branded in central Dogmatika,... để Branded Beast target lấy hàng.
The Bystial Alba Los
Big boss của archetype, ATK/DEF khủng, effect khỏe khi có thể negate effect của gần như tất cả các quái của các phương thức triệu hồi (trừ pendulum). Chưa kể là nếu rời sân bằng effect đối thủ thì banish extra deck của cả hai bên cho tận end phase của opp. Đây là một lá bài mà ta có thể cân nhắc chơi hoặc không chơi vì hiệu ứng sau của nó khá là bóp, và ngoài ra thì triệu hồi nó cũng khá tốn nữa.
Bystial Baldrake
Bystial Baldrake một lá bài sinh sau đẻ muộn và mới chỉ được ra mắt ở OCG. Độ ảo của lá bài này không phải bàn cãi khi nó là quick effect, đối thủ special summon ritual, fusion, xyz, synchro, link monster thì sẽ tribute dark/light monster để banish vĩnh viễn. Kiểu như úi chà cho tớ ra mắt và không hẹn gặp lại bạn vậy.
Branded Regained
Một lá bài giúp ta có thể tái chế, tìm kiếm tài nguyên cực tốt. Chưa kể đó là việc gọi lại các Bystial monster ở dưới mộ. Vừa bắn chính bản thân ở turn trước, turn sau gọi lại bắn tiếp. Bùm bùm và bùm. Once per chain nha quý vị, có gì thì trồi lại đi nào
Branded Beast
Một card có sức bắn cực tốt, cùng với đó là khả năng lấy hàng từ dưới mộ và đặt face-up. Không hề có bất kì restrict nào với các effect card được face-up nên ta hoàn toàn có thể sài mà không sợ gì cả.
Inevitably Branded
Một lá bài cho phép ta negate card effect của đối thủ vơi điều kiện là chỉ control mỗi Bystial monster. Tuy nhiên theo mình thấy thì Bystial chưa đủ để trờ thành một deck hoành chỉnh được do thiếu khá nhiều boss cho deck và các card hỗ trợ đủ tốt cho tộc bài này. Nhưng ta vẫn có thể cân nhắc ở một vài điều kiện trong các trận đấu mà sử dụng nó. Có lẽ chúng ta nên đợi ý kiến từ các pháp sư Nhật Bổn hay anh bạn hàng xóm láng giềng của ta chăng.
Như mình đã nói ở trên archetype Bystial thì chưa đủ đô để có thể trở thành một deck chơi được nên ta thường sẽ hay sử dụng như một engine với khả năng tự nhảy và bắn phá tốt cho nhiều deck. Sau đây là một vài deck ta có thể sử dụng Bystial
1. Dragon Link Bystial
Trải qua từng format và từng banlist thì Dragon Link đã dần mất đi sức mạnh vốn có của bản thân. Việc Bystial xuất hiện giống như là sự cứu cánh cho deck này vậy. Khả năng tự nhảy tốt vì đa số các monster có trong deck là dark/light, là chủng rồng rất thích hợp cho Branded Beast để bắn.
2.Thunder Dragon Bystial
Tương tự như với Dragon Link thì Thunder Dragon cũng thế. Trong quá khứ bộ bài này đã mất đi một lá bài cực kì quan trọng là Thunder Dragon Colossus ở format TCG và bên OCG thì lá bài này bị limit 1 nên sức mạnh của bộ bài này đã giảm đi khá đáng kể. Với việc sử dụng engine Bystial để lợi dụng các effect banish thì sức mạnh của tộc bài này đã được nâng thêm khá là ổn.
3.Tearlament Bystial Ishizu
Hmm, meta, tier 0 hết. Thực ra thì việc chơi engine Bystial ở deck bài này cũng không cần thiết lắm. Việc c hạy engine ở deck bài này chỉ nhằmm một mục đích là đối đầu với các mirror match khi Tearlament đang chiếm tier 0
Ở những bài viết sau mình sẽ đề cập sâu hơn về các deck bài có thể sử dụng engine Bystial, mong mọi người hãy ủng hộ, góp ý để bài viết được hoàn thiện nhất.